Bệnh Răng Miệng Ở Chó – Tuyệt Đối Không Nên Ngó Lơ
Bệnh răng miệng ở chó là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Cứ 10 chú chó thì 8 bé sẽ mắc căn bệnh này khi được 2 tuổi. Các yếu tố gây bệnh răng miệng ở chó có thể kể đến như: tuổi tác, chế độ ăn uống, cách chăm sóc…
1. Dấu hiệu chó đang gặp vấn đề răng miệng:
Hôi miệng là vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở chó
- Hơi thở hôi
- Gặp khó khăn khi ăn uống, chán ăn và ăn ít hơn
- Rụng răng hoặc răng lung lay
- Lấy chân chạm vào miệng hoặc cọ xát miệng xuống đất,…
- Cao răng vàng hoặc nâu trên răng
- Chảy máu lợi hoặc nướu đỏ (hoặc có máu trên đồ chơi nhai hoặc trong bát thức ăn và nước)
- Chảy nước dãi quá mức
- Cáu gắt, khó chịu
- Sụt cân
- Viêm trong miệng, đau miệng
>> Cần Biết: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
2. Các bệnh răng miệng phổ biến ở chó:
2.1 Mảng bám
Thức ăn thừa và một số chất trong nước bọt của chó tích tụ lâu ngày trên răng tạo thành những mảng bám. Khi bệnh tiến triển nặng, vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng – gây ảnh hưởng đến nướu, dây chằng. Dần dần bệnh diễn tiến thành viêm nha chu.
2.2 Cao răng
Chó ăn các loại hạt giá rẻ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Các chất khoáng từ nước bọt cùng với mảng bám hình thành cao răng và bám chặt vào răng. Cao răng gây kích ứng và là nguyên nhân gây viêm nướu/lợi. Dấu hiệu có thể thấy là phần lợi chân răng bị đỏ lên đi kèm với hôi miệng. Hạn chế cho chó ăn những loại hạt độn bột thịt, bột ngô nhiều. Vì không mang lại giá trị dinh dưỡng cao và chó có xu hướng mắc bệnh này khi ăn hạt kém chất lượng.
2.3 Viêm nướu
Viêm nướu ở chó được xem là giai đoạn sớm nhất của bệnh nha chu. Khi bị viêm nướu, chó cảm thấy khó khăn khi ăn, nhai hoặc nuốt thức ăn. Ban đầu vùng nướu sẽ viêm và sưng đỏ sau đó chân răng và nướu sẽ bị chảy máu và có thể có dịch mủ. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp thì răng, nướu và xương ổ răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng thậm chí là nhiễm khuẩn máu (giai đoạn 4 của bệnh nha chu).
2.4 Bệnh nha chu
Bệnh nha chu cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời
Khi mảng bám, cao răng và vi khuẩn tích tụ trên răng bên trên và bên dưới đường viền nướu, chúng làm viêm các mô nâng đỡ răng, khiến nướu và răng thoái hóa.
Giai đoạn 1: Viêm nướu, phần trên của nướu bị viêm và sưng đỏ, có vôi bám ở răng. Giai đoạn này bệnh sẽ dễ dàng chữa khỏi hơn nếu phát hiện và có các biện pháp chăm sóc kịp thời.
Giai đoạn 2: Viêm mô quanh răng mức độ nhẹ, phần nướu ôm sát răng bị viêm và sưng đỏ và có mùi hôi.
Giai đoạn 3: Lúc này nướu đã bị nhiễm khuẩn, cao răng hình thành bắt đầu phá hủy nướu, khiến nướu chảy máu
Giai đoạn 4: Viêm mô mức độ nặng, nhiễm khuẩn trong thời gian dài sẽ khiến cho nướu, răng và xương ổ răng bị phá hủy nghiêm trọng.
2.5 Sâu răng
Sâu răng ở chó là tình trạng các mô cứng của răng bị sâu do các vi khuẩn đường miệng trên bề mặt răng gây ra. Sâu răng có thể gây ảnh hưởng đến thân hoặc chân răng của chó. Sâu răng được phân loại thành sâu răng tại các hố rãnh, sâu trên bề mặt răng hoặc sâu chân răng.
3. Lưu ý khi điều trị bệnh răng miệng ở chó:
Cách điều trị bệnh răng miệng ở chó sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và mức độ nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ chó mắc một trong các bệnh lý về răng miệng kể trên, bạn cần liên hệ phòng khám thú y uy tín, đáng tin cậy. Không nên tự ý điều trị tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý:
- Đảm bảo tuân thủ liều lượng và cho bé uống thuốc đúng giờ.
- Cho ăn thức ăn dạng lỏng, mềm giúp dễ tiêu hoá, ngăn thức ăn đọng lại trong các vết thương và bổ sung nước. Tips: Bạn có thể nấu cháo bí đỏ, cà rốt và thịt băm cho bé. Tuyệt đối không thêm gia vị, dầu mỡ.
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng bàn chải dành riêng cho chó.
- Bổ sung gel dinh dưỡng giúp chó không bị thiếu chất, suy nhược cơ thể.
- Cho cún tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ
>> Cần Biết: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết
4. Cách phòng tránh bệnh răng miệng ở chó:
Duy trì thói quen chăm sóc đều đặn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh răng miệng ở chó.
Định kỳ tuần 1-2 lần, bạn hãy chải răng cho bé cún nhé
- Răng của các bé cần được làm sạch 2 lần mỗi năm, chụp X-Quang, đánh bóng và loại bỏ răng bị bệnh khi cần thiết. Chụp X-Quang rất quan trọng vì có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường về bệnh răng miệng ở chó.
- Cho chó ăn xương làm sạch khoang miệng, có tác dụng mài răng và làm sạch khoang miệng. Nên cho bé gặm những tảng xương lớn. Lưu ý không cho chó gặm xương gà chưa qua xử lý vì có thể gây hóc, tổn thương hệ tiêu hóa.
- Làm sạch răng miệng 1-2 lần/ 1 tuần bằng bàn chải chuyên dụng
- Có thể sử dụng các sản phẩm bánh thưởng làm sạch răng, các sản phẩm dạng xịt, uống nếu chó không hợp tác khi đánh răng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Lee Webster, Tropiclean…
- Luôn chú ý đến sức khỏe của chó và đưa đi kiểm tra ở bác sĩ thú y thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực bát ăn uống của bé
Tổng kết: Trên đây, Vipet đã giới thiệu đến các bạn dấu hiệu, bệnh thường gặp, lưu ý khi điều trị và cách phòng tránh bệnh răng miệng ở chó. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích trong quá trình chăm sóc cún cưng của bạn. Hãy để lại thắc mắc cũng như ý kiến của bạn ở dưới phần bình luận nhé!
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.